vilamwriter vilamwriter vilamwriter vilamwriter
1 2 3 4

Tuesday 27 November 2012

Lượn lờ HANIFF campus 2012

Đi la liếm ở LHP quốc tế cũng thấy nhiều thứ hay ho.
Thứ nhất là nó khiến mình muốn tìm hiểu ngâm cứu kĩ hơn về điện ảnh nước nhà, chứ lâu nay chìm đắm và dành tình yêu cho Hollywood nhiều quá, bây giờ nhìn rộng hơn thấy điện ảnh châu Âu và khu vực, hay điện ảnh Việt cũng có nhiều cái để mà thưởng thức lắm chứ. (Thực ra bộ phim VN duy nhất mà mình thích là Áo lụa Hà Đông - giời ơi hay mê li và nghệ thuật từ A đến Z, ngoài ra mình không và chưa biết bộ phim nào thêm để có thể kì vọng vào nền điện ảnh nước nhà =.=)
Thứ hai là tiếp xúc với những vị có số có má trong ngành điện ảnh Việt và quốc tế xem họ ra làm sao, rồi vấn đề chung của ngành điện ảnh nó là thế nào, blah blah
Thứ ba là những vấn đề cụ thể trong việc làm phim - cái này khá là quan tâm  ngay từ đầu, nhất là vụ viết kịch bản.
Tường thuật lại một tí cái Panel discussion nhỉ.

Session 1: Thị trường dự án
Cái session này diễn ra cả buổi sáng, có một bà giám đốc Quỹ điện ảnh thế giới, một bà ở bên viện Goethe, một ông chủ tịch hãng Fortissimo films và một ông tư vấn luật bên Hiệp hội điện ảnh Châu Á Thái Bình Dương, MC là anh Phan Đăng Di. Buổi thảo luận bàn về vấn đề tìm đầu ra cho các dự án phim - chủ yêus là để hỗ trợ những nhà làm phim trẻ trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ cho dự án phim. Hóa ra là có rất nhiều quỹ hỗ trợ cho cái này nhé, ko những là Quỹ điện ảnh thế giới mà còn quỹ của cả các nước như Đức, Nauy, Pháp,...(ko nhớ hết) tài trợ cho các nước đang phát triển trong chuyện làm phim. Nhưng dĩ nhiên là tiêu chí cũng khá khắt khe và khó khăn í.
Về các yếu tố đánh giá dự án để xem là có được tài trợ hay ko, cái bà GĐ quỹ điện ảnh thế giới bảo là quỹ của bà í thì cần phải là phim có tính nghệ thuật và trình chiếu được ở màn ảnh rộng, do đó rất là hạn chế đối với phim tài liệu. (À mà phim tài liệu ở nước ngoài rất phát triển nhé, người ta có thể bỏ tiền ra rạp để xem phim tài liệu như phim truyện hẳn hoi, chứ như ở mình phim tài liệu chán ốm, và bản thân dân mình cũng chẳng hứng thú với thể loại này - ngay cả mình cũng vậy. )
Một vấn đề đặt ra là nội dung phim có cần phải nói tới những vấn đề to lớn hay phổ quát, đại chúng hay ko để có thể nhận được hỗ trợ ? Câu trả lời là chỉ cần bạn có một câu chuyện hay và cảm động để kể, và thê hiện được tính nghệ thuật và tính điện ảnh trong đó, vây thôi.
Session 2: Đạo diễn
Phần này quy tụ toàn các ông đạo diễn, dĩ nhiên rồi. Bùi Thạc Chuyên này, một ông tên Michael Uno đạo diễn người Mỹ gốc Nhật râu tóc xồm xàm trông rất nghệ sĩ - cũng dạy điện ảnh ở trường South California nữa, và một anh đạo diễn trẻ trung đẹp trai người Singapore tên Boo Junfeng.
Các bác đạo diễn lần lượt show hàng các con cưng tinh thần của mình qua màn ảnh và kể lể sự tình rằng thì là làm thế nào các bác tạo ra được tác phẩm hay như thế, đạt nhiều giải thưởng như thế, blah blah...rồi thì làm sao cân bằng giữa tính cực đoan của một người làm nghệ thuật với việc thỏa hiệp và hợp tác với các nhà sản xuất để bộ phim ra đời êm thấm, rồi mối quan hệ giữa người biên kịch và đạo diễn như thế nào. Nlói chung  mình thấy đã làm làm trong ngành công nghiệp sáng tạo thì việc có một team hợp gu là rất quan trọng - trong ngành quảng cáo cũng thế thôi. Một sản phẩm là kết quả của cả một nhóm người, sản phẩm càng lớn thì số người tham gia càng nhiều, rắc rối càng nhiều. Mà một bộ phim điện ảnh thì là một sản phẩm sáng tạo thuộc loại lớn nhất rồi í. Ko hợp gu nhau thì dù mỗi người đều tài năng đến mấy cũng chẳng ra được một sản phẩm chất lượng được.
Các bác nhân mạnh nhiều tới việc là phải biết hợp tác, ko đc làm việc đơn độc, nếu vừa đạo diễn vừa biên kịch thì phải biết nghe nhận xét của nhà sản xuất, độc chiến một mình thì ko nên cơm cháo gì được.
Session 3: Biên kịch
Phần này mình quan tâm lắm đây, hehe. Có anh Phan Đăng Di, một ông biên kịch từ Hollywood, một bà phụ trách dự án Microway của Film London, anh chàng Boo Junfeng tiếp, và một ông làm cố vấn chính sách điện ảnh của UsAid đồng thời đang làm PhD về lịch sử nghệ thuật điện ảnh. MC là một chị giảng viên ĐH báo chí tuyên truyền, từng đạt Fulbright đi học về làm phim (giỏi ghê).
Phần này thảo luận về việc phát triển kịch bản phim như thế nào. Nói chung vấn đề này quá rộng và ko thể nào giải quyết trong một buổi 2 tiếng đồng hồ được nên mọi người cũng chỉ bàn những cái chung chung thôi. 
À có một vấn đề khá nổi bật là giá trị đạo đức, bài học thể hiện qua tác phẩm điện ảnh như thế nào. Các vị khách đều đồng tình là các giá tri đó nên được ấn giấu phía dưới các bối cảnh và hành động hay lời nói của nhân vật, đừng nên đặt nó lồ lộ ngay trên kịch bản. Đây chính là điểm yếu kém của phim Việt nói chung hiện nay, đặc biệt phim truyền hình. Lý lẽ đạo đức đưa ngay vào trong lời thoại, nghe thật sáo rỗng và rao giảng quá thể.
Rồi lại tới vấn đề sao phim Việt vẫn lẹt đẹt thế, thì anh Phan Đăng Di chia sẻ thế này: thực ra phim Việt có hai cái trần: trần kinh phí và trần về ý tưởng. Trần kinh phí thì rõ rồi - ít tiền thì thấp chất lượng vậy thôi, nghèo thì phải chịu. Một bộ phim kinh phí tới 300.000 USD (theo như lời anh Di) là kịch rồi, ko hi vọng được các nhà SX chi hơn. Trần ý tưởng thì là do cái cơ chế xã hội nói chung rồi - dự án hễ có chút táo bạo là dễ chết non ngay vì phải vượt qua bao rào cản mới có thể ra được thị trường, khâu kiểm duyệt nọ kiểm duyệt kia blah blah. Cái này mình có thể hiểu sâu sắc- ngành quảng cáo cũng đâu có khác gì. Có ý tưởng hay thì sao, nếu như khách hàng ko có tiền, nếu như khách hàng sợ mạo hiểm, ko duyệt ý tưởng... thì ý tưởng vứt vào sọt rác ngay lập tức. Đứng ở ngoài nhìn vào thì bảo sao ngành quảng cáo nước mình kém thế, ngành điện ảnh nước mình kém thế... nhưng phải là người trong cuộc mới hiểu: công nghiệp sáng tạo thực ra cũng là ngành giải trí mà giải trí thi phụ thuộc khán giả và công chúng nhiều lắm, cái tầm, cái mặt bằng chung của công chúng ở đâu thì sản phẩm sống sót được để phục vụ họ cũng chỉ ở mức đó thôi, ko kì vọng hơn được đâu. Haiz... buồn nhỉ. Nếu như trước đây mình cũng đứng ngoài nhin vào và phán xét thì mình cũng ko buồn thế này đâu.
Quay lại với buổi tọa đàm nhé, câu hỏi từ phía khán giả cũng nhiều, chủ yếu tham gia là bọn sinh viên điện ảnh, nhưng hỏi linh tinh và cu thể lắm mình chả nhớ hết, nói chung ko có câu hỏi nào mang tính khái quát lắm. Nhớ đúng một con bé người miên Nam có hỏi rất vớ vẩn (đc cái là giọng con bé dễ thương) là phần lớn những người viết kịch bản phim hiện nay đều là nhà văn, có phải vì thế mà phim Việt mới chán thế ko? Hỏi thiếu muối thật, kịch bản hay hay ko là do khả năng viết của người đó thôi, ai viết tốt thì tự khắc sản phẩm sẽ tốt. Vấn đề ở đây là khả năng, ko phải nghề nghiệp, trời ạ.
Thôi hết rồi, chiêm nghiệm được chừng đó thôi, hehe. Note lại vài dòng cho nhớ!

0 nhận xét:

Post a Comment