Đang nghiên cứu về viết kịch bản. Cái này quan trọng trong TVC và multimedia nói chung. Có nhiều loại kịch bản và phong cách viết kịch bản khác nhau nhưng ở đây chỉ nói về cái phổ biến nhất hiện nay: đó là cách viết kịch bản này được áp dụng từ viết kịch bản phim điện ảnh và truyền hình, theo phong cách Hollywood. Sự khác biệt các phong cách viết kịch bản thì mình mới đọc được một tài liệu chuyên ngành khá cụ thể, sẽ post nguyên lại ở bài sau. Còn bài lần này thì mình sẽ tổng hợp và biên tập lại từ một số bài viết trên yxine và kyxaoviet.
Phim có nhiều đoạn (sequence). Mỗi đoạn đoạn có nhiều cảnh (scene). Cảnh có nhiều cú máy (shot). SCENE là đơn vị căn bản của phim. Dù phim truyện dài với hơn 100 scene hay phim ngắn với 3 scene thì scene vẫn là đơn vị căn bản. SHOT là đơn vị nhỏ nhất của phim.
Biên kịch chỉ viết SCENE chứ chưa đi vào đơn vị nhỏ hơn là SHOT. Đạo diễn là người chia cảnh ấy ra thành nhiều SHOT. Công việc đó là PHÂN CẢNH.
1. Soạn thảo kịch bản (nhà biên kịch)
A. Trình bày :
- - Số thứ tự phân đoạn.
- - Bối cảnh ( Địa điểm quay )
- - Điều kiện ánh sáng.
Cả ba yếu tố trên được viết in.
Vd : 1. LỚP HỌC - NỘI - NGÀY.
2. LỚP HỌC - SÂN TRƯỜNG - NỘI / NGOẠI - NGÀY.
- - Mô tả hành động nhân vật.
Soạn thảo kịch bản :
- - Chỉ viết những gì người xem có thể nghe và nhìn thấy.
- - Hành động luôn ở hiện tại.
- - Đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu khi sử dụng câu văn.
- - Thứ tự thông tin theo trình tự hình ảnh ta hình dung.
Lời thoại :
- - Tên nhân vật.
- - Lời thoại.
Những yếu tố cần chú ý trong một phân đoạn :
1. Nhân vật :
- Ai là nhân vật chính trong phân đoạn ?
- Vai trò, hành động của nhân vật.
- Có những nhân vật nào dư ?
- Những mối liên hệ, giao lưu giữa các nhân vật.
- Kịch tính giữa các nhân vật.
- Tính hấp dẫn, hứng thú, năng động, đa dạng của nhân vật.
2. Tình huống :
- Địa điểm và bối cảnh xảy ra.
- Có phù hợp với nội dung cảnh ?
- Tăng ý nghĩa, kịch tính cho nội dung cảnh.
- Tăng phần hấp dẩn.
3. Kịch tính :
- Mục đích của phân đoạn.
- Những giá trị kịch tính có gì thay đổi.
- Thông tin chính cần truyền đạt.
- Mắt nhìn của ai ?
4. Kiểm tra :
- - Có gì khó hiểu ?
- - Kịch tính giả, ngẫu nhiên, có nhất quán với tính cách nhân vật, thể loại phim,... ?
2. Phân cảnh ( đạo diễn)
Những yếu tố trong phân cảnh:
1 - STT: số thứ tự phân cảnh
2 - Điều kiện bối cảnh:
- Nội cảnh: các cảnh trong nhà
Cần trả lời các ý sau: trong phòng hay trong hành lang? Trong phòng gì? Phòng lớn hay nhỏ?
Ví dụ: Nội cảnh, lớp học nhỏ cho khoảng 30 học sinh
- Ngoại cảnh: các cảnh ngoài trời
Cần nói rõ địa điểm và độ rộng của không gian
Ví dụ: “Ngoại cảnh, sân trường nhỏ” hoặc “Ngoại cảnh, cánh đồng lúa xanh bao la”
3 - Ánh sáng:
- Tối (chủ yếu là màu đen, sẽ không nhìn thấy được nhân vật)
- Thiếu ánh sáng (nhìn thấy lờ mờ hình ảnh trong bóng tối)
- Ánh sáng tốt (nhìn được hình ảnh rõ ràng)
- Chói sáng (chủ yếu là màu trắng và vàng, sẽ không nhìn thấy được nhân vật, nếu sự vật che nguồn sáng thì sẽ có màu đen lờ mờ, nếu sự vật phát sáng thì sẽ là điểm sáng trắng chói nhất)
- Mờ ảo (thường sử dụng cho các cảnh tái hiện kí ức hoặc trong không gian có yếu tố phép thuật)
Nếu không ghi mục này sẽ được mặc định là “ánh sáng tốt”
4 - Điều kiện thời tiết:
- Bình thường (không có)
- Gió (nhẹ/mạnh)
- Mưa (nhẹ/nặng hạt)
- Tuyết rơi (ít/nhiều)
- Sương mù (mỏng/dày)
Nếu không ghi mục này sẽ được mặc định là “Bình thường”
5 - Cự ly, góc nhìn:
Cự ly:
- Rất xa: nhân vật sẽ ở vị trí rất xa, không nhìn rõ được mặt
- Xa: Nhìn thấy toàn thân nhân vật, có thể nhìn rõ cử động nét mặt
- Trung bình: Nhìn thấy bán thân nhân vật (thường là nửa thân trên)
- Cận cảnh: nhìn thấy gần từng chi tiết bộ phận của cơ thể (toàn gương mặt, chỉ mắt, miệng hoặc bàn tay)
Góc nhìn:
- Nhìn từ dưới lên
- Nhìn từ trên xuống
- Nhìn ngang
Nếu không ghi góc nhìn sẽ mặc định là "Nhìn ngang". Nên hạn chế ghi góc nhìn để giảm tải các góc độ phải vẽ và dễ làm diễn hoạt hơn.
6 - Miêu tả:
Mục này sẽ tả cụ thể chi tiết các hành động của nhân vật hoặc tình trạng sự vật trong cảnh (phải chú thích thêm tốc độ nếu cần).
Ví dụ: Cậu cầm tờ bài kiểm tra xé làm đôi. Hai mảnh giấy dần dần bị vò nát trong nắm tay.
7 - Lời thoại:
Ghi lại lời thoại của nhân vật, có chú thích rõ nhân vật đang nói và cảm xúc (nếu có)
Ví dụ: [Quang] Hả? Tôi chẳng có em trai nào hết! Thằng Khánh chỉ là “con của người đàn bà đó” (giận dữ)
8 - Âm thanh:
Có thể là một tiếng động hoặc một đoạn nhạc. Nếu không ghi mục này sẽ mặc định là không có.
9 - Chú thích:
Có thể có hoặc không, mục này sẽ ghi tất cả những chú thích phục vụ cho việc vẽ và diễn hoạt mà không có trong các mục phía trên:
ví dụ: Tua ngược hình, Dừng hình 5s hoặc Rung hình (rung hình là để chỉ hiệu ứng cho các trấn động mạnh như động đất)
Bảng phân cảnh3. Ví dụ cho một kịch bản phân cảnh
Chúng ta thử tưởng tượng phim Trương Chi.
Sequence 1: Mỵ Nương nghe tiếng tiêu, yêu người thổi tiêu.
Sequence 2: vua rước Trương Chi vào cung cho MN gặp mặt. TC nghèo xấu, MN đuổi đi.
Sequence 3: TC tương tư, chết, tim không tan.
Sequence 4: Ai đó lấy tim anh tạc thành cái ly đưa cho MN uống nước. MN nhỏ một giọt nước mắt, ly tan.
Sequence 1 chia làm nhiều scene.
Người viết kịch bản sẽ viết thế này (SCENE 001)
001 NỘI - CUNG HOÀNG TỘC / PHÒNG MỴ NƯƠNG - NGÀY
Phòng MỴ NƯƠNG ở trên lầu cao. MN (19 tuổi) ngồi trên chiếc ghế đặt bên cửa sổ, cô đang đọc sách. Từ bầu trời bên ngoài vẳng lại tiếng tiêu réo rắt khi còn khi mất. MN vừa đọc vừa mơ màng.
Cửa mở, một TỲ NỮ (16) mang khay trà bước vào, cúi chào MN. Cô chưa kịp đặt khay xuống, MN đã hỏi.
MỴ NƯƠNG
Cứ mỗi chiều lúc sắp tắt nắng, người ấy lại thổi tiêu. Em nghe không?
CUNG NỮ
Không. À, mà có nghe. Ai mà rảnh thế nhỉ?
MỴ NƯƠNG
Hôm nào người ấy không thổi, ta không muốn ăn cơm, không muốn ngủ.
Phòng Mỵ Nương và đoạn thoại giữa MN và cung nữ là một SCENE. Đến đây là việc phân cảnh của đạo diễn:
Sequence 2: vua rước Trương Chi vào cung cho MN gặp mặt. TC nghèo xấu, MN đuổi đi.
Sequence 3: TC tương tư, chết, tim không tan.
Sequence 4: Ai đó lấy tim anh tạc thành cái ly đưa cho MN uống nước. MN nhỏ một giọt nước mắt, ly tan.
Sequence 1 chia làm nhiều scene.
Người viết kịch bản sẽ viết thế này (SCENE 001)
001 NỘI - CUNG HOÀNG TỘC / PHÒNG MỴ NƯƠNG - NGÀY
Phòng MỴ NƯƠNG ở trên lầu cao. MN (19 tuổi) ngồi trên chiếc ghế đặt bên cửa sổ, cô đang đọc sách. Từ bầu trời bên ngoài vẳng lại tiếng tiêu réo rắt khi còn khi mất. MN vừa đọc vừa mơ màng.
Cửa mở, một TỲ NỮ (16) mang khay trà bước vào, cúi chào MN. Cô chưa kịp đặt khay xuống, MN đã hỏi.
MỴ NƯƠNG
Cứ mỗi chiều lúc sắp tắt nắng, người ấy lại thổi tiêu. Em nghe không?
CUNG NỮ
Không. À, mà có nghe. Ai mà rảnh thế nhỉ?
MỴ NƯƠNG
Hôm nào người ấy không thổi, ta không muốn ăn cơm, không muốn ngủ.
Phòng Mỵ Nương và đoạn thoại giữa MN và cung nữ là một SCENE. Đến đây là việc phân cảnh của đạo diễn:
Thử 4 shot đầu nhé (4 shot này chỉ mới chừng 30 giây đầu tiên của phim. Chưa có thoại gì hết):
Shot 01: (Rộng: Máy đặt trong phòng hướng về phía cửa sổ) MN ngồi ở khung cửa và đang đọc một cuốn thơ. Tay cô lật qua trang.
Shot 02: (Cận) Những ngón tay rất đẹp của MN cầm lấy một góc trang để lật trang sách, trên đó có in một bài thơ tựa là: Tương tư chiều.
Shot 03: (Trung: Máy vẫn hướng về phía cửa sổ, đặt gần MN hơn shot 001) Mỵ nương tiếp tục đọc, nhưng mơ màng nghe tiêu, có đọc được gì đâu. Có tiếng mở cửa. MN quay ra mặt nhìn.
Shot 04: (Trung: Máy hướng về cửa vào phòng) Cung nữ ở ngưỡng cửa tay bưng khay trà, bước vào phòng, ra khỏi khung.
Ráp các shot này lại, ta biết được khung cảnh mở đầu của chuyện. Mỗi shot phải có 6 yếu tố sau:
1. SỰ THÚC ĐẨY
2. THÔNG TIN
3. BỨC ẢNH
4. ÂM THANH
5. SỰ THAY ĐỔI
6. SỰ LIÊN TỤC
Mỗi yếu tố đều quan trọng. Để đi sâu, cần có nhiều cuốn sách cho mỗi yếu tố. Ở đây chỉ nói sơ lược.
1. SỰ THÚC ĐẨY
Người xem phim sẽ cho là mạch phim tự nhiên liền lạc khi họ MONG được xem cái gì, máy quay sẽ đưa mắt họ đến đó. Nếu những khung hình nối tiếp nhau không có lý do sẽ làm cho câu chuyện có vẻ khúc mắc.
Bạn cho người ta xem một khung hình. Xem được vài giây, bạn đổi qua một khung khác. Bạn làm như vậy không tùy hứng, mà vì bạn biết người xem muốn xem cái khung kế đó. Tại sao họ muốn xem cái khung kế? Cũng là do chính bạn, người kể chuyện, dẫn sự chú ý của họ tới đó. Rồi bạn cho họ xem cái họ muốn xem. Điều này tạo sự mạch lạc. Nếu không có sự thúc đẩy, người dựng phim sẽ hỏi bạn: Người xem đang nhìn cái này việc gì phải quay đầu nhìn qua kia, việc gì tôi phải đổi SHOT?
Ví dụ xem SHOT 001 MN đang ngồi đọc sách. Chính vì nàng đưa mấy ngón tay đẹp lên lật trang làm cho người xem MONG được nhìn gần hơn để thấy những ngón tay của một công chúa nó đẹp như thế nào và công chúa đọc thứ sách gì. Đó là lý do, là SỰ THÚC ĐẨY để cắt qua khung hình shot 002: Cận, cho thấy bàn tay của nàng và tựa bài thơ nàng đang đọc. SỰ THÚC ĐẨY trong trường hợp này được gây ra nhờ hình ảnh (công chúa lật trang). Có một SỰ THÚC ĐẨY do ÂM THANH gây ra ở cuối SHOT 003: Shot này tả MN đang mơ màng nghe tiếng sáo. Bỗng nhiên có tiếng mở cửa. Tiếng mở cửa làm cho người xem muốn biết AI bước vào phòng. Vậy là bạn đã có lý do để cắt qua SHOT 004: Thì ra là cung nữ mang bình trà vô cho công chúa uống.
2. THÔNG TIN
Một cú máy phải đem lại THÔNG TIN cho người xem, tiếp theo những thông tin mà họ đã được biết từ cú máy trước đó. Thông tin này có thể nhờ hình ảnh, hoặc nhờ âm thanh (thoại, chẳng hạn). Bạn khai mở câu chuyện. Thông tin có thể đưa câu trả lời hoặc chỉ đưa ra câu hỏi.
Trong shot 001, bức hình của bạn trả lời các câu hỏi được trả lời:
- Căn phòng thế nào? Trang trí kiểu Việt xưa, vậy là chuyện này lâu rồi, ở VN.
- Ai ngồi xem sách.? Trẻ mà tiền đâu mua áo quần đẹp quá, chắc là con nhà giàu.
- Cô ấy ngồi như thế nào? Lưng thẳng, đài các mà, chắc con quan hay con vua.
Và nó đem lại vài câu hỏi khác chưa có câu trả lời:
- Tiếng tiêu của ai vậy kìa?
- Cô gái đang nghĩ gì?
Những câu hỏi chưa có câu trả lời này khiến người ta muốn xem tiếp.
3. BỨC ẢNH
Mỗi SHOT đều được cân nhắc (sáng tác) thận trọng như họa sĩ vẽ một bức tranh, nên tôi tạm gọi đây là một BỨC ẢNH. Nó bao gồm:
- Khung hình (frame): gồm có chiều ngang và chiều dọc đóng khung hình ảnh lại.
- Chiều sâu (depth): chiều thứ ba, chiều sâu, thật ra chỉ là một ảo giác, được tạo nên nhờ sự sắp đặt người, vật và đường nét trong khung, cách đặt máy, chọn ống kính, và ánh sáng.
- Cảnh/diễn viên/đạo cụ
- Màu, ánh sáng.
Bức ảnh là điều quyết định thị giác và cảm giác của phim . Hôm nào có dịp chúng ta có thể bàn rộng về BỨC ẢNH.
4. ÂM THANH
Nguyên tắc khi ghép ÂM THANH vào SHOT là: "Người xem PHẢI nghe những gì họ THẤY, nhưng họ không cần thấy những gì họ NGHE. Nghĩa là nếu THẤY cửa mở mà không NGHE tiếng cửa mở thì không được, nhưng họ vẫn có thể NGHE tiếng sáo mà KHÔNG THẤY người thổi sáo.
Âm thanh rất quan trọng, cũng cần nhiều chương sách riêng về nó, Khi đạo diễn đóng khung một bức ảnh với nhiều chi tiết, người xem có thể CHỌN nhìn cái này kỹ hơn và bỏ qua cái kia, chứ âm thanh thì người xem không có sự chọn lựa đó. Họ phải nghe tất cả những gì đạo diễn cho họ nghe, và ảnh hưởng tâm lý âm thanh mang lại rất sâu rộng, đối với nhiều người, âm thanh quan trọng cho cảm giác của phim hơn cả hình ảnh.
5. GÓC MÁY
Tốt nhất là mỗi lần đổi shot ta cũng nên đổi góc máy. Đổi góc máy là đổi hướng nhìn, đem lại những thông tin mới và khác hoặc thêm vào cái người xem đã thấy rồi.
Góc máy chính là hướng mắt của một người nào đó. Trong phim, chỉ có cái nhìn của nhân vật (POV: point of view) và cái nhìn của người xem, tức là không của ai cả. Bạn phải rất cẩn thận với cái nhìn của một người thứ ba. Chẳng hạn có hai người đi từ sân vào nhà. Bạn chỉ có hai lựa chọn: góc máy từ hướng mắt của nhân vật, hoặc góc máy là hướng mắt của khán giả. Nếu bạn quay hai người đi vào nhà và thích đặt máy xuyên qua bờ dậu vì thấy nó ly kỳ, người xem sẽ hiểu lầm rằng có một người thứ ba đang quan sát rình rập hai người kia từ sau bờ dậu, và phim bị sai văn phạm.
6. SỰ LIÊN TỤC
Chuyển SHOT gọi là CUT. Có hai loại là CUT liên tục (continuous cut) và không liên tục (jump cut). Sau một số continuous cut, đạo diễn có thể dùng jump cut để cắt ngắn thời gian.
Nếu cả một đoạn phim ghép các SHOT không liên tục nhau để tả nhanh nhiều biến cố của vài năm trong vòng một hai phút, thì người ta dùng tiếng Pháp MONTAGE có nghĩa là chắp nối hình ảnh (trong khi trong tiếng Pháp, MONTAGE có nghĩa là dựng phim). Sự liên tục của hình ảnh và âm thanh làm cho người xem thấy mình đang quan sát THỰC diễn biến trên màn ảnh hơn là nó được kể lại.
Cả hình ảnh và âm thanh đều cần có sự liên tục. Cần chú ý:
1. Nội dung
Thí dụ ở shot trước điếu thuốc của diễn viên hút đã hết, mà qua shot sau nó còn dài thì sai, nó phải ngắn như ở shot trước.
2. Cử động
Bàn tay kéo điếu thuốc ra khỏi miệng của diễn viên trong shot sau phải tiếp đúng cử động từ shot trước.
3. Vị trí và hướng
Một người chạy đang từ trái sang phải khung hình. Qua shot kế nếu đặt máy ở vị trí đối diện khiến người này chạy từ phải sang trái sẽ làm người xem anh ta đã đổi hướng và đang chạy đi bỗng chạy về.
4. Thoại
Phải có sự liên tục của thoại.
Shot 01: (Rộng: Máy đặt trong phòng hướng về phía cửa sổ) MN ngồi ở khung cửa và đang đọc một cuốn thơ. Tay cô lật qua trang.
Shot 02: (Cận) Những ngón tay rất đẹp của MN cầm lấy một góc trang để lật trang sách, trên đó có in một bài thơ tựa là: Tương tư chiều.
Shot 03: (Trung: Máy vẫn hướng về phía cửa sổ, đặt gần MN hơn shot 001) Mỵ nương tiếp tục đọc, nhưng mơ màng nghe tiêu, có đọc được gì đâu. Có tiếng mở cửa. MN quay ra mặt nhìn.
Shot 04: (Trung: Máy hướng về cửa vào phòng) Cung nữ ở ngưỡng cửa tay bưng khay trà, bước vào phòng, ra khỏi khung.
Ráp các shot này lại, ta biết được khung cảnh mở đầu của chuyện. Mỗi shot phải có 6 yếu tố sau:
1. SỰ THÚC ĐẨY
2. THÔNG TIN
3. BỨC ẢNH
4. ÂM THANH
5. SỰ THAY ĐỔI
6. SỰ LIÊN TỤC
Mỗi yếu tố đều quan trọng. Để đi sâu, cần có nhiều cuốn sách cho mỗi yếu tố. Ở đây chỉ nói sơ lược.
1. SỰ THÚC ĐẨY
Người xem phim sẽ cho là mạch phim tự nhiên liền lạc khi họ MONG được xem cái gì, máy quay sẽ đưa mắt họ đến đó. Nếu những khung hình nối tiếp nhau không có lý do sẽ làm cho câu chuyện có vẻ khúc mắc.
Bạn cho người ta xem một khung hình. Xem được vài giây, bạn đổi qua một khung khác. Bạn làm như vậy không tùy hứng, mà vì bạn biết người xem muốn xem cái khung kế đó. Tại sao họ muốn xem cái khung kế? Cũng là do chính bạn, người kể chuyện, dẫn sự chú ý của họ tới đó. Rồi bạn cho họ xem cái họ muốn xem. Điều này tạo sự mạch lạc. Nếu không có sự thúc đẩy, người dựng phim sẽ hỏi bạn: Người xem đang nhìn cái này việc gì phải quay đầu nhìn qua kia, việc gì tôi phải đổi SHOT?
Ví dụ xem SHOT 001 MN đang ngồi đọc sách. Chính vì nàng đưa mấy ngón tay đẹp lên lật trang làm cho người xem MONG được nhìn gần hơn để thấy những ngón tay của một công chúa nó đẹp như thế nào và công chúa đọc thứ sách gì. Đó là lý do, là SỰ THÚC ĐẨY để cắt qua khung hình shot 002: Cận, cho thấy bàn tay của nàng và tựa bài thơ nàng đang đọc. SỰ THÚC ĐẨY trong trường hợp này được gây ra nhờ hình ảnh (công chúa lật trang). Có một SỰ THÚC ĐẨY do ÂM THANH gây ra ở cuối SHOT 003: Shot này tả MN đang mơ màng nghe tiếng sáo. Bỗng nhiên có tiếng mở cửa. Tiếng mở cửa làm cho người xem muốn biết AI bước vào phòng. Vậy là bạn đã có lý do để cắt qua SHOT 004: Thì ra là cung nữ mang bình trà vô cho công chúa uống.
2. THÔNG TIN
Một cú máy phải đem lại THÔNG TIN cho người xem, tiếp theo những thông tin mà họ đã được biết từ cú máy trước đó. Thông tin này có thể nhờ hình ảnh, hoặc nhờ âm thanh (thoại, chẳng hạn). Bạn khai mở câu chuyện. Thông tin có thể đưa câu trả lời hoặc chỉ đưa ra câu hỏi.
Trong shot 001, bức hình của bạn trả lời các câu hỏi được trả lời:
- Căn phòng thế nào? Trang trí kiểu Việt xưa, vậy là chuyện này lâu rồi, ở VN.
- Ai ngồi xem sách.? Trẻ mà tiền đâu mua áo quần đẹp quá, chắc là con nhà giàu.
- Cô ấy ngồi như thế nào? Lưng thẳng, đài các mà, chắc con quan hay con vua.
Và nó đem lại vài câu hỏi khác chưa có câu trả lời:
- Tiếng tiêu của ai vậy kìa?
- Cô gái đang nghĩ gì?
Những câu hỏi chưa có câu trả lời này khiến người ta muốn xem tiếp.
3. BỨC ẢNH
Mỗi SHOT đều được cân nhắc (sáng tác) thận trọng như họa sĩ vẽ một bức tranh, nên tôi tạm gọi đây là một BỨC ẢNH. Nó bao gồm:
- Khung hình (frame): gồm có chiều ngang và chiều dọc đóng khung hình ảnh lại.
- Chiều sâu (depth): chiều thứ ba, chiều sâu, thật ra chỉ là một ảo giác, được tạo nên nhờ sự sắp đặt người, vật và đường nét trong khung, cách đặt máy, chọn ống kính, và ánh sáng.
- Cảnh/diễn viên/đạo cụ
- Màu, ánh sáng.
Bức ảnh là điều quyết định thị giác và cảm giác của phim . Hôm nào có dịp chúng ta có thể bàn rộng về BỨC ẢNH.
4. ÂM THANH
Nguyên tắc khi ghép ÂM THANH vào SHOT là: "Người xem PHẢI nghe những gì họ THẤY, nhưng họ không cần thấy những gì họ NGHE. Nghĩa là nếu THẤY cửa mở mà không NGHE tiếng cửa mở thì không được, nhưng họ vẫn có thể NGHE tiếng sáo mà KHÔNG THẤY người thổi sáo.
Âm thanh rất quan trọng, cũng cần nhiều chương sách riêng về nó, Khi đạo diễn đóng khung một bức ảnh với nhiều chi tiết, người xem có thể CHỌN nhìn cái này kỹ hơn và bỏ qua cái kia, chứ âm thanh thì người xem không có sự chọn lựa đó. Họ phải nghe tất cả những gì đạo diễn cho họ nghe, và ảnh hưởng tâm lý âm thanh mang lại rất sâu rộng, đối với nhiều người, âm thanh quan trọng cho cảm giác của phim hơn cả hình ảnh.
5. GÓC MÁY
Tốt nhất là mỗi lần đổi shot ta cũng nên đổi góc máy. Đổi góc máy là đổi hướng nhìn, đem lại những thông tin mới và khác hoặc thêm vào cái người xem đã thấy rồi.
Góc máy chính là hướng mắt của một người nào đó. Trong phim, chỉ có cái nhìn của nhân vật (POV: point of view) và cái nhìn của người xem, tức là không của ai cả. Bạn phải rất cẩn thận với cái nhìn của một người thứ ba. Chẳng hạn có hai người đi từ sân vào nhà. Bạn chỉ có hai lựa chọn: góc máy từ hướng mắt của nhân vật, hoặc góc máy là hướng mắt của khán giả. Nếu bạn quay hai người đi vào nhà và thích đặt máy xuyên qua bờ dậu vì thấy nó ly kỳ, người xem sẽ hiểu lầm rằng có một người thứ ba đang quan sát rình rập hai người kia từ sau bờ dậu, và phim bị sai văn phạm.
6. SỰ LIÊN TỤC
Chuyển SHOT gọi là CUT. Có hai loại là CUT liên tục (continuous cut) và không liên tục (jump cut). Sau một số continuous cut, đạo diễn có thể dùng jump cut để cắt ngắn thời gian.
Nếu cả một đoạn phim ghép các SHOT không liên tục nhau để tả nhanh nhiều biến cố của vài năm trong vòng một hai phút, thì người ta dùng tiếng Pháp MONTAGE có nghĩa là chắp nối hình ảnh (trong khi trong tiếng Pháp, MONTAGE có nghĩa là dựng phim). Sự liên tục của hình ảnh và âm thanh làm cho người xem thấy mình đang quan sát THỰC diễn biến trên màn ảnh hơn là nó được kể lại.
Cả hình ảnh và âm thanh đều cần có sự liên tục. Cần chú ý:
1. Nội dung
Thí dụ ở shot trước điếu thuốc của diễn viên hút đã hết, mà qua shot sau nó còn dài thì sai, nó phải ngắn như ở shot trước.
2. Cử động
Bàn tay kéo điếu thuốc ra khỏi miệng của diễn viên trong shot sau phải tiếp đúng cử động từ shot trước.
3. Vị trí và hướng
Một người chạy đang từ trái sang phải khung hình. Qua shot kế nếu đặt máy ở vị trí đối diện khiến người này chạy từ phải sang trái sẽ làm người xem anh ta đã đổi hướng và đang chạy đi bỗng chạy về.
4. Thoại
Phải có sự liên tục của thoại.
Bài viết trên được biên tập lại từ nguồn: Yxine.com & Kyxaoviet.com
0 nhận xét:
Post a Comment