Dịch lý & Lịch sử - George Ohsawa
"Cuốn sách phân tích sự thể hiện của Dịch lý qua lịch sử (cụ thể ở đây là lịch sử Trung Quốc 5000 năm) và cho thấy tầm quan trọng của địa chính trị trong sự tồn vong của một quốc gia, dân tộc. Trong đó, sự hưng thịnh của mọi triều đại Trung Quốc đều không nằm ngoài quy luật của nguyên lý vô song: Âm cực thịnh thì sinh Dương, Dương cực thịnh thì sinh Âm. Chỉ những triều đại nào giữ được sự quân bình âm dương thì mới trường tồn, chỉ cần có biểu hiện quá Dương hoặc quá Âm là khi ấy bắt đầu cảnh cáo chung để chuyển qua một chiều hướng lặp lại sự quân bình của vũ trụ. Nhà Tần, nhà Nguyên do quá dương mà sụp, trong khi đó nhà Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh do quá âm mà sụp. Một hiện tượng thú vị cũng được phân tích là người Mãn Châu (nhà Thanh) vốn cực dương, nhưng đến xâm chiếm tộc Hoa cực âm cuối cùng đã bị đồng hóa với người Hoa mà biến thành âm, kết cục cũng không thể kháng cự lại thế lực Tây dương cùng kỹ thuật tiên tiến.
Những bài học lịch sử của cổ nhân dạy chúng ta nhiều điều trong công cuộc làm người hay rộng hơn là xây dựng xã hội: đó là làm sao giữ được trật tự quân bình âm dương, sống theo Đạo trời, chánh pháp thì mới có thể trường thọ, an lành. Những thể chế có sức sống dẻo dai nhất là những thể chế tiếp nhận những năng lượng tích cực để tạo lập thế quân bình: quá dương thì phải tiếp thu âm, quá âm thì phải tiếp thu dương. Chẳng hạn như Nhật Bản, Thái Lan - những nhà nước có tư tưởng phóng khoáng, sẵn sàng tiếp thu tinh hoa thế giới để phát triển. Trong cơn lốc phát triển của đế quốc thực dân, Nhật và Thái là hai nước duy nhất ở châu Á không bị cuốn vào và chịu ách thuộc địa phương tây.
Để hiểu thêm về nguyên lý vô song (Đạo) bạn có thể đọc thêm các sách khác của Ohsawa, đặc biệt là cuốn Triết lý phương Đông & Nguyên lý vô song, trước khi đọc cuốn này, sẽ dễ hiểu hơn."
Đọc thêm các chia sẻ sách vở của Lam tại Goodreads:
https://www.goodreads.com/review/list/13144197-vi-lam?shelf=read
(để đọc review click vào phần View with text ở bên phải)
(để đọc review click vào phần View with text ở bên phải)
0 nhận xét:
Post a Comment