vilamwriter vilamwriter vilamwriter vilamwriter
1 2 3 4

Saturday, 8 September 2012

Sự thăng hoa của sự tự tôn

Nhân dịp đọc "Suối nguồn", trích ra đây đoạn mà Ayn Rand nói về tư tưởng của chính bà trong cuốn sách.

Niềm tin vào tiềm năng cao nhất của con người

"Một dạng thô thiển hơn của sự thù địch với con người mà tôi vừa nói đến là những quan điểm của những kẻ bị thống kê và những chi tiết vụn vặt của đời sống làm mờ mắt. Những kẻ này – vì không đủ khả năng nhận thức được ý nghĩa của sự tự ý thức ở con người – đã tuyên bố rằng con người không thể là đối tượng của sự tôn vinh bởi vì chúng chưa gặp một ai xứng đáng với sự tôn vinh đó.


Những người tôn vinh con người – theo đúng nghĩa mà tôi muốn nói tới – là những người nhìn ra tiềm năng cao nhất của con người và nỗ lực đạt tới điều đó. Những kẻ thù địch con người, trái lại, là những kẻ coi loài người như những sinh vật yếu ớt, sa đọa, đáng khinh bỉ và cố gắng để bản thân chúng không phải nhìn thấy điều ngược lại. Ở đây, cần chú ý rằng tri thức tự phản ảnh trực tiếp duy nhất mà con người có được là tri thức về chính bản thân mình.


Cụ thể hơn, ranh giới cơ bản nhất giữa những người tôn vinh con người và những kẻ thù địch con người là một bên thì phấn đấu cho sự thăng hoa của lòng tự tôn cũng như sự thiêng liêng của hạnh phúc thực sự trên mặt đất; còn bên kia thì cố gắng để con người không đạt được hai thứ đó. Hầu hết nhân loại tiêu tốn năng lượng và tình cảm của mình ở khoảng giữa của hai thái cực trên: họ chao đảo từ bên này sang bên khác, vùng vẫy để không phải gọi tên sự khổ sở của mình. Nhưng gọi tên hay không cũng không thay đổi được bản chất sự khổ sở của họ"

Sự thăng hoa của sự tự tôn
Câu trích dẫn này của Nietzsche lại cho thấy một trạng thái thăng hoa của sự tự tôn; đồng thời quy nạp tất cả những tình cảm mà cuốn Suối nguồn đã đặt nền tảng triết học và nhận thức cho những tình cảm ấy.
“Không phải hành vi mà chính là niềm tin – niềm tin chắc chắn và quan trọng nhất – sẽ mang lại cho những tín điều tôn giáo cũ một ý nghĩa mới và sâu sắc hơn: một niềm tin chắc chắn mà một tâm hồn cao thượng có đối với chính nó; cái niềm tin mà người ta không nên kiếm tìm từ bên ngoài, không thể tìm thấy ở bên ngoài, và, có lẽ, không bao giờ nên để mất.” (Trích từ bài Tâm hồn cao thượng tự thăng hoa, Friedrich Nietzsche, cuốn Bên trên cái thiện và cái ác.) 
Trong lịch sử nhân loại, hiếm thấy ai phát biểu quan điểm này về con người. Ngày nay, quan điểm này hầu như không tồn tại. Tuy nhiên, chính quan điểm này – dù tồn tại ở các cấp độ khác nhau của sự khao khát, ao ước, đam mê và hoang mang đau khổ – là quan điểm khởi đầu cuộc sống của những người ưu tú nhất của nhân loại. Đối với đa số họ, đây thậm chí không phải là một quan điểm rõ ràng mà chỉ là một cảm giác mơ hồ, khó nắm bắt; nó được tạo thành từ những nỗi đau trần trụi và từ niềm hạnh phúc không thể diễn tả nổi. Nó là cảm giác về một kỳ vọng lớn, rằng cuộc sống của một người là quan trọng, rằng những thành tựu lớn lao có thể nằm trong khả năng, và rằng những điều vĩ đại còn nằm phía trước.  
Hình tượng nhân vật chính Howard Roark là tiêu biểu cho những tư tưởng này của Ayn Rand. Mình thích Roark. Anh chàng này kiêu hãnh một cách hết sức vô tư, tức là cái sự kiêu hãnh thuộc về bản chất của anh ta và nó cứ bộc lộ một cách tự nhiên đến mức mà chính anh ta cũng ko hề để ý đến điều đó. :))
Và mình cũng tin vào tiềm năng con người, sự thăng hoa của lòng tự tôn và sự ko ngừng tự hoàn thiện bản thân. Mình tin là mình có "niềm tin chắc chắn mà một tâm hồn cao thượng có đối với chính nó". :)

0 nhận xét:

Post a Comment