vilamwriter vilamwriter vilamwriter vilamwriter
1 2 3 4

Wednesday 25 February 2015

Ngây thơ và kiêu hãnh

Tự dưng hôm nay ngồi đọc lại các bản drafts trên blog (mình vẫn viết thường xuyên nhg hầu như toàn save drafts chứ ko có publish) bỗng dưng muốn post bài này vì thấy có nhiều sự trùng hợp ngạc nhiên vừa xảy ra quá. Bài này viết hồi tháng 1, trước chuyến lang thang châu Âu của mình. Có nhiều dự định đã ko thực hiện được, chuyến đi Hi Lạp bị nhỡ vì một số cái sự stupidity của mình. Nhưng nếu mình ko nhỡ chuyến bay hôm đó, thì mình đã ko có thêm một ngày ở lại Roma, sẽ ko được thưởng thức món Roma Carbonara, và một số cuộc trò chuyện vu vơ về sau sẽ ko xảy ra… Và ai cũng biết là những cuộc chuyện trò tình cờ vu vơ đôi khi lại quan trọng đến như thế nào. Chúng ta ko bao giờ biết được sự quan trọng của chúng cho đến khi chúng ta ngồi ngẫm lại và thấy chúng quan trọng, những khoảnh khắc vu vơ đó. 
Bài viết cũ tháng 1: NGÂY THƠ VÀ KIÊU HÃNH
“Mình vẫn nhớ một câu chuyện mình đọc trong thần thoại Hy Lạp hồi nhỏ về Icarus. Icarus, cùng với cha của mình là một người thợ thủ công, vì muốn thoát khỏi Crete nên đã tự chế ra một đôi cánh gắn vào người để bay qua đại dương. Ông cha dặn con là đừng bay quá cao hoặc quá thấp, chỉ bay trong vùng an toàn thôi. Nhưng cuối cùng Icarus đã ko làm theo lời dặn đó, vì khao khát muốn vươn tới mặt trời quá mãnh liệt nên anh đã bay quá cao và kết quả là sức nóng mặt trời đã thiêu rụi đôi cánh. Icarus đã rơi xuống biển mà chết.
Chả hiểu sao nhưng mình thích Icarus và cả cái chết của anh.

Mình cũng thích Christopher McCandless. Một cái chết khác trong thế giới hiện đại những năm đầu thập niên 90. Chris là một sinh viên ưu tú học chuyên ngành nhân chủng học ở Mỹ. Sau khi tốt nghiệp, Chris đã đốt xe, đốt hêt tiền và vứt cả thẻ tín dụng, lên đường tới Alaska với tham vọng sẽ sống sót ở đó mà ko cần nhờ tới tiền bạc. Một quyết định có thể nói là điên rồ và viễn tưởng với hầu hết chúng ta. Ở ngoài kia, hàng ngày hàng giờ, vẫn luôn có những người đang làm những điều (mà theo chúng ta cho rằng) điên rồ nào đó mà ta ko tài nào hiểu nổi. Lý do cho những quyết định này đơn giản thế này thôi: vì họ trẻ, họ khờ dại, và họ Muốn thế, thế thôi, cần gì nữa?
Kết cục chắc ai cũng đoán ra. Chris đã chết vì ăn nhầm một loại cỏ lá độc nào đó sau một thời gian sống ở Alaska, dù anh đã chuẩn bị rất kĩ càng về kiến thức sinh học, còn ghi chép vào sổ tỉ mỉ những loại cỏ cây thức ăn có thể ăn được để sống sót. Nhưng đôi khi con người vẫn mắc những sai lầm nhất định, vì bản chất của con người là ko toàn năng mà.
Họ đã đặt cược cả mạng sống của mình đơn giản chỉ để kiểm chứng một niềm tin nào đó của bản thân. Và cuối cùng thì họ đã thua ván cược này. Nhưng kết quả của những việc này có còn quan trọng nữa hay ko? Đơn giản là họ đã làm đc điều mình muốn.
Đợt vừa rồi mình có xem Interstellar, và thât sự là bị cuốn vào lỗ đen trầm cảm mất cả tuần. Có quá nhiều điều để ngâm nghĩ về bộ phim này. Cứ tưởng tượng như này: bất cứ lúc nào ngồi lại ko làm gì là những hình ảnh của bộ phim cứ bủa vây lấy bạn và bạn cứ ngồi đó để cho tất cả những giá trị (ôi mình ko biết dùng từ nào khác ngoài từ ‘giá trị’) thẩm  thấu vào con người bạn. Nghe kinh vđ nhưng mà thật. Lúc xem phim thì bị cuốn vào lỗ đen dày đặc những thuật ngữ khoa học vô cùng hại não. Mình thề kể cả ngta có giảng giải những điều này bằng tiếng Việt chưa chắc mình đã hiểu cái mô tê gì. Cho nên mình đã phải xem đến lần thứ 2 mới hiểu hết các chi tiết nhỏ của phim. Ôi nói chung để mà review các phim của Nolan chắc sẽ mất rất nhiều bài viết nữa. Tự dưng mình nhắc đến Interstellar ở đây vì trong bộ phim có sự khắc họa rất hay về sự ngây thơ và kiêu hãnh cao độ của những nhân vật trong phim. Mỗi người một kiểu. Về khía cạnh tâm lý của Interstellar phần lớn mọi người chỉ nói về tình cảm cha con xúc động. Mình thì thích cả cái cách tác giả đặt nhân vật của mình vào tình huống giằng xé giữa 'cái tôi và chúng ta’, 'cái chung và cái riêng’, hi sinh cái nào. Từ nhân vật chính Cooper cho đến các nhân vật phụ Dr. Brand, Dr. Mann, hay ông giáo sư già Prof.Brand, sự hi sinh của họ cho những điều mình tin tưởng là quá lớn. Prof. Brand đã dành 40 năm cuộc đời mình cho một dự án vô vọng, Dr. Brand hay Cooper hi sinh tình yêu, còn Dr. Mann trả giá bằng mạng sống. Mình ko cho rằng Dr. Mann là phản diện (dù ông ta, giống như những nhân vật khác, cũng có những lúc sợ hãi, ích kỉ và bấn loạn), họ đơn giản chỉ hành động vì những điều mình tin tưởng, thậm chí là tin tưởng một cách ngây thơ. Và khi niềm tin bị đập tan và mọi chuyện hóa ra chỉ là một sự lừa dối,…có lẽ khó có thể tả được nỗi đau khổ đó, ai trải qua rồi thì cảm được thôi. Nhưng họ vẫn tiếp tục hành động, với niềm kiêu hãnh mình sẽ làm được…
Những con người như thế, trong từ điển của họ ko có từ 'thất bại’ hay 'thành công’. Họ làm thế đơn giản vì họ biết mình cần phải làm thế.
Niềm cảm hứng đến từ Interstellar là quá lớn, làm mình nghĩ vẩn vơ và nhớ đến 2 nhân vật kia. Một phần mình nhớ đến Icarus là vì mình sắp đc đến Hy Lạp. Đây là nước châu Âu mà hồi còn nhỏ minh muốn đến nhất, nơi khởi nguồn của nền văn minh phương Tây. Về sau lúc lớn lớn bắt đầu mơ mông kiểu thiếu nữ thì mới thích Pháp hay Ý như mọi cô gái mới lớn biết yêu đương và lãng mạn nào khác. Thần thoại Hy Lạp thậm chí còn trở thành cảm hứng trong công việc của mình. Hồi trước có lần phải làm một event cho khách hàng mình đã ghi điểm với sếp bằng một idea có liên quan đến cuộc họp của 12 vị thần trên đỉnh núi Olympus =)) Dĩ nhiên khách hàng ko bao giờ chọn những idea kiểu này, họ có thể get excited vì nó nhưng họ luôn chọn những thứ 'an toàn’. Tât cả mọi người đều biết những ideas như thế chỉ để làm nền (thậm chí chỉ được present mà ko được viết trong proposal), một agency cần show cho client cả năng lực sáng tạo và năng lực thực thi trong thực tế, tức là vừa có thể đưa họ bay vượt tầng mây một cách thích thú nhg sau đó cần đưa họ đáp cánh an toàn về mặt đất. Khi ấy họ mới chọn mình. Cái event đó cuối cùng tiết giảm lại cho nó thực tế một chút, thành 'Thái dương hội tụ’, một event  của Vietinbank dành cho các khách VIP.
Đấy nói túm lại là thần thoại Hy Lạp hay lắm, hihi, trong đấy mọi cái thuộc về bản chất con người đều đc thể hiện qua những câu chuyện đầy màu sắc. Mình thích chuyện chàng Narcissus ngã xuống hồ chết vì quá say mê vẻ đẹp của bản thân nữa - câu chuyện về lòng ngã ái của con người. À nhắc đến Hy lạp thì nhân vật chính trong Sputnik Sweetheart của Murakami cũng đã mất tích ở Hy Lạp, ko một lời giải đáp dành cho độc giả. Có những câu chuyện cứ ám ảnh chúng ta mãi và cần được đọc lại vào một thời điểm thích hợp trong cuộc đời, để ngẫm lại và bước tiếp. Thôi nhiều thứ hay ho lắm mình sẽ viết review sau khi nào có thời gian. Giờ thì mình đang phấn khích vì chuyến du hí châu Âu sắp tới, yay yay yayyy!!!Vé viếc book biếc hết rồi  giờ chỉ có nằm chờ đi lấy visa rồi bay thôi. Trong lúc chờ đợi chả biết làm gì ngoài việc lên mạng ngắm ảnh và viết lách. À tất nhiên vẫn đang đi làm kiếm xèng chứ ko đi du lịch về có mà móm!
Xách mông lên và lănnnnn.”

1 nhận xét:

Unknown said...

Mình thích cách bạn viết và cảm nhận về sự Ngây thơ và Kiêu hãnh, nhưng không đồng ý với các dẫn chứng lắm. Đối với mình, Chris là một chàng trai mới lớn mất phương hướng, đa cảm và ích kỷ (toàn điều tiêu cực). Không thể nói anh ta nên sống theo cách nào, vì đó là sự lựa chọn mỗi người, nhưng mình thực sự xót xa khi xem những đoạn nói về gia đình anh, nên mình ghét Chris.

Post a Comment