Bảng xếp hạng sau đây về 10 thương hiệu mạnh nhất thế giới 2015 do Brand Finance công bố (được đăng tải trên Forbes), khác với bảng xếp hạng của Interbrand ở chỗ rằng danh sách này chỉ đánh giá tập trung vào sức mạnh marketing của các thương hiệu (mức độ đầu tư vào marketing và tác động của marketing tới công việc kinh doanh). Hãy cùng Sao Kim nhìn lại những chiến dịch truyền thông nổi bật gần đây nhất của các thương hiệu đình đám này.
1. LEGO
Trong tháng 4 năm 2015, hãng đồ chơi Lego đã phối hợp cùng Facebook để sáng tạo chiến dịch truyền thông mang tên Kronkiwongi, nhằm tới đối tượng những ông bố bà mẹ hay post ảnh và video chia sẻ về con cái. Trong clip của chiến dịch đưa ra một thử thách cho khách hàng là hãy lắp "một thứ gì đó chưa từng tồn tại" (hay còn gọi là Kronkiwongi) và sau đó chia sẻ thành quả của mình qua mạng xã hội. Lars Silberbauer Andersen, giám đốc truyền thông xã hội của Lego cho biết từ Kronkiwongi được lấy cảm hứng từ kí ức thời thơ ấu của ông. Chiến dịch này nằm trong chiến lược marketing của Lego chú trọng tới việc hợp tác đồng sáng tạo và sử dụng nội dung từ người dùng. Đồng thời, Jill Gray, quản lý chiến lược sáng tạo của Facebook cũng cho hay là qua việc hợp tác thực hiện những chiến dịch như thế này thì Facebook cũng đang và sẽ tiếp tục tập trung chuyển hướng sang chức năng truyền thông giao tiếp qua hình ảnh (visual communication) nhiều hơn.
2. PwC
Cũng trong tháng 4 năm vừa qua, chiến dịch The world is in beta của hãng tư vấn kiểm toán và tài chính hàng đầu thế giới PwC đã được đề cử là một trong những chiến dịch Digital tốt nhất trong giải thưởng của Viện Marketing Anh quốc. Giải thưởng được trao hàng năm để công nhận những chiến dịch marketing thành công nhất. Trong chiến dịch marketing nội dung này, PwC muốn định vị mình là một hãng tư vấn có chuyên môn hàng đầu, linh hoạt và luôn đổi mới trong thời đại kĩ thuật số. PwC đã xây dựng một microsite và 5 phim ngắn nói về những thách thức tương lai, hướng tới đối tượng doanh nghiệp và đã đạt 30 triệu reach qua mạng xã hội.
3. Red Bull
Tiếp nối ý tưởng về một thương hiệu đầy sức mạnh và cảm hứng, nước tăng lực Red Bull vẫn tiếp tục duy trì thông điệp Red Bull gives you wings - Red Bull chắp cánh cho bạn, khai thác những hình ảnh sảng khoái và gợi cảm hứng căng tràn của cuộc sống. Red Bull đã khởi động một dự án có tên là Stratos Jump cùng với vận động viên nhảy dù người Úc Felix Baumgartner, trong đó anh thực hiện một cú nhảy ngoạn mục với độ cao 39 km từ trên không trung xuống Trái đất. 8 triệu người đã theo dõi sự kiện này. Hàng loạt những video và bài báo đã đề cập đến nó, khiến cho câu chuyện về tinh thần đầy thách thức và cảm hứng chinh phục lan rộng khắp nơi, tất nhiên là cùng với cái tên thương hiệu Red Bull. Red Bull Stratos thậm chí đã có hẳn một trang riêng trên Wikipedia.
4. McKinsey & Company
McKinsey chuyên tư vấn chiến lược cho 90 trên 100 công ty lớn nhất thế giới, 80 trên 100 công ty lớn nhất tại Mỹ, hơn 30 chính phủ thuộc OECD và 45 chính phủ của các nước đang phát triển. Với định vị là nhà chiến lược hàng đầu, McKinsey luôn nỗ lực xây dựng hình ảnh của mình như một "nhà máy tri thức", thông qua rất nhiều kênh quảng bá khác nhau. Ví dụ như là McKinsey Quarterly- một tạp chí kinh doanh của riêng McKinsey chuyên đăng tải các báo cáo và nghiên cứu của hãng, và Voices on Society- một blog chuyên đăng tải các bài viết về các vấn đề toàn cầu của những chuyên gia nổi tiếng cũng như những tư vấn viên của McKinsey. Hãng cũng đã phân phối các ấn phẩm của mình qua kênh app của iStore và Android.
Không chỉ vậy, hãng còn tạo ra một mạng lưới trao đổi tri thức giữa các chuyên gia chiến lược lớn nhất trong số các đối thủ cạnh tranh. Hãng thành lập viện nghiên cứu McKinsey toàn cầu nhằm thực hiện các nghiên cứu mang quy mô lớn, thúc đẩy trao đổi giữa các nhân viên của hãng ở nhiều quốc gia khác nhau để trao đổi kiến thức và kinh nghiệm, tạo nên sức mạnh chung và uy tín của hãng trên khắp thế giới.
Trang McKinsey Quarterly[/caption]
5. Unillever
Là một công ty sở hữu số lượng danh mục sản phẩm thuộc loại nhiều nhất trên thế giới, mỗi năm Unilever đều tung ra hàng triệu mẫu quảng cáo cho từng thương hiệu con của mình. Đối với truyền thông thương hiệu tập đoàn thì Unilever tập trung vào mảng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nhiều hơn. Từ năm 2013 đến nay, Unilever đã bắt đầu chiến dịch Bright Future với thông điệp về một tương lai tươi sáng hơn cho thế hệ sau.
Tiếp tục duy trì chiến dịch này, năm vừa qua tập đoàn này đã tham gia Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Paris vào tháng 12 với một bộ phim để truyền thông về tác hại của việc phá rừng tới việc nóng lên của Trái đất. Đoạn phim mang tựa đề Lời vĩnh biệt rừng cây, kể về một cây xanh bước đi buồn bã giữa thành phố với thông điệp cuối cùng là "Một cây xanh còn an toàn khi ở giữa thành phố hơn là khi ở trong rừng nhiệt đới" (nơi nó thuộc về). Đoạn phim gây ấn tượng mạnh mẽ và đóng góp không nhỏ vào hình ảnh về trách nhiệm cộng đồng của Unilever.
6. L'Oreal
Với các hãng mỹ phẩm như L'Oreal thì một quyết định quan trọng trong công tác truyền thông là lựa chọn đại sứ thương hiệu. Năm qua, hãng đã tập trung vào quảng bá dòng phấn nền True Match của mình với 33 tông màu, phù hợp cho mọi loại da của phụ nữ. Hãng đã chọn các người mẫu là Natasha Poly, Bianca Balti and Liya Kebede trong chiến dịch quảng cáo cho True Match. Trong nỗ lực lan rộng sức ảnh hưởng của thương hiệu tại châu Á, L'Oreal cũng đã công bố chọn Soo Joo Park là đại diện thương hiệu người Mỹ lai châu Á đầu tiên của mình. Thông điệp của True Match cũng đã phần nào truyền tải được hình ảnh của L'Oreal như là một chuyên gia về sắc đẹp chăm sóc tới từng chi tiết riêng biệt nhất của mỗi một người phụ nữ.
[caption id="" align="alignnone" width="800"] Quảng cáo phấn nền True Match[/caption]
7. Burberry
Giáng sinh năm 2015 Burberry đã thực hiện một chiến dịch quảng cáo mới lạ với bộ phim kỉ niệm 15 năm vở nhạc kịch nổi tiếng Billy Elliot của nước Anh và cả thế giới, với việc mời dàn diễn viên tham gia đóng bộ phim quảng cáo này. Bộ phim được dựng với không khí lễ hội tưng bừng, đồng thời cũng thể hiện được hình ảnh hiện đại, đầy sáng tạo mà Burberry đã xây dựng bao năm qua với những họa tiết sọc đã trở thành đặc trưng của thương hiệu này, khác biệt với đa số các thương hiệu thời trang cổ điển xuất xứ từ châu Âu.
8. Rolex
Hãng đồng hồ Thụy Sỹ năm nay đã tài trợ cho cuộc đua thuyền tổ chức bởi Câu lạc bộ đua thuyền Hoàng Gia, mang tên Rolex Fasnest Race, thu hút các đội đua tới từ 25 quốc gia. Cuộc thi có riêng một website, blog, kênh radio, và các kênh mạng xã hội riêng và là chủ đề thảo luận của vô số các diễn đàn về thuyền buồm hoặc đua thuyền khắp nơi trên thế giới. Rolex đã tạo nên một liên kết thương hiệu rất hiệu quả để hướng tới đối tượng nam giới thuộc phân khúc cao cấp.
9. Ferrari
Ferrari từ lâu đã trở thành một thương hiệu siêu xe thể thao sang trọng vào loại bậc nhất thế giới. Để duy trì hình ảnh này, sự độc quyền luôn là một bí quyết, do vậy sẽ là thảm họa nếu họ bán được quá nhiều chiếc xe. Ferrari có cung cấp dịch vụ cá nhân hóa xe cho khách hàng, nhưng không giống các hãng xe khác đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, Ferrari đôi khi không ngại từ chối những yêu cầu quá khác thường của khách có ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu. “Chúng tôi không bán ô tô, chúng tôi bán những giấc mơ” - cựu giám đốc điều hành Ferrari Luca di Montezemolo từng tuyên bố như thế. Còn tại lễ ra mắt chiếc xe thể thao mới nhất Ferrari 488 GTB diễn ra ở Geneva Motor Show, Enrico Galliera cho biết: “Trọng trách to lớn của tôi là luôn phải duy trì giấc mơ mang tên Ferrari cho giới mộ điệu ô tô thể thao”.
[caption id="attachment_317457" align="alignnone" width="665"] Chiếc siêu xe mới nhất của hãng Ferrari 488 GTB[/caption]
10. Nike
Trong năm vừa qua, hãng thể thao Nike đã thực hiện chiến dịch quảng cáo dành cho đối tượng phụ nữ lớn nhất từ trước tới nay mang tên Better for it. Chiến dịch được đánh giá là hiệu quả và có khác với định hướng truyền thông của Nike từ trước tới nay. Bộ phim quảng cáo gợi cảm hứng cho những nữ vận động trong quá trình tập luyện của mình, nhưng mang tính nhẹ nhàng vui vẻ hơn những quảng cáo truyền cảm hứng nghiêm túc trước đây. Câu tagline Better for it cũng không mạnh mẽ quyết liệt như Just do it, và được cho là phù hợp với đối tượng rộng hơn là các vận động viên bán chuyên nghiệp.
0 nhận xét:
Post a Comment