Ngày nay, sáng tạo thường được coi là một nguồn lực chính trong nền kinh tế tri thức, dẫn tới những sáng tạo và thay đổi về công nghệ, đồng thời đem lại lợi thế cạnh tranh về kinh doanh và các nền kinh tế quốc gia.
Sự biến đổi của những ý tưởng sáng tạo đã góp phần làm gia tăng cả các sản phẩm hữu hình và dịch vụ vô hình - gọi chung là "các hàng hóa và dịch vụ sáng tạo".
"Các hàng hóa và dịch vụ văn hóa" tạo thành một tập hợp con của các ngành công nghiệp sáng tạo - một khái niệm rộng hơn tập trung vào các loại hình nghệ thuật nhưng không chỉ giới hạn ở đó.
Các ngành công nghiệp sáng tạo được định nghĩa là một tập hợp các sản phẩm tri thức, có nội dung sáng tạo, có giá trị về văn hóa và kinh tế, và có các mục tiêu thị trường. Tập hợp này bao gồm chu kỳ sáng tạo, sản xuất, và phân phối hàng hóa và dịch vụ, trong đó sáng tạo và tài sản trí tuệ là các nguyên liệu đầu vào chủ đạo.
Vì lý do này mà nhiều nước sử dụng định nghĩa về "các ngành công nghiệp sáng tạo văn hóa". Các mô hình nền kinh tế sáng tạo khác nhau có các cách xác định và phân loại các ngành công nghiệp sáng tạo khác nhau.
Điều quan trọng ở đây không phải là vấn đề định nghĩa mà là việc sử dụng khái niệm đó làm một phương thức mới để tiếp cận chiến lược phát triển. Theo định nghĩa và phân loại của UNCTAD (Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển), các ngành công nghiệp sáng tạo bao gồm như sau:
- Di sản văn hóa, bao gồm các biểu hiện văn hóa truyền thống;
- nghệ thuật thị giác và nghệ thuật biểu diễn;
- các ngành công nghiệp nghe nhìn;
- xuất bản và truyền thông in ấn;
- truyền thông mới;
- thiết kế;
- các dịch vụ sáng tạo, bao gồm quảng cáo và kiến trúc.
Tại Anh, các ngành công nghiệp sáng tạo bao gồm: quảng cáo, kiến trúc,
nghệ thuật và mỹ thuật cổ, nghề thủ công, thiết kế, thiết kế thời trang,
điện ảnh, phần mềm giải trí, âm nhạc, nghệ thuật trình diễn, xuất bản,
phần mềm và máy tính, truyền thanh và truyền hình... Tuy vậy, tùy từng
quốc gia, từng thành phố mà có thể định hình một bản đồ các ngành công
nghiệp sáng tạo khác nhau và còn tùy thuộc vào cả nền văn hóa từng khu
vực.
Riêng trong khu vực ASEAN, có thể nói Thái Lan đã "tư duy" về
các ngành công nghiệp sáng tạo này rất thành công. Theo nghiên cứu của
Synovate, giai đoạn từ 2007 - 2008, các ngành công nghiệp sáng tạo của
Thái Lan đã mang lại 12% GDP, kế đến là Indonesia (6,3%) và Singapore
(5,6%). Ông Togar Simatupang, chuyên gia triển khai về ngành công nghiệp
sáng tạo ở Indonesia, cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm khi Indonesia bắt
đầu tạo dựng, thu thập số liệu về các ngành công nghiệp sáng tạo ở
TP.Bandung, và tiếp đến là Thủ đô Jakarta.
Công nghiệp sáng tạo tại Việt Nam.
Tại Việt Nam hiện nay, khái niệm công nghiệp sáng tạo tập trung chủ
yếu vào các nhóm ngành quảng cáo, truyền thông, thiết kế mỹ thuật công
nghiệp, thiết kế nội thất. Đây là những ngành đang có nhu cầu nhân lực
cao với mức lương đáng để mơ ước, dao động từ 700-1000USD/tháng
Tuy là “lính mới” trong cơ cấu chung của nền kinh tế Việt Nam, công
nghiệp sáng tạo được dự báo sẽ có những cú hích mạnh
trong cơn sốt công nghệ, giải trí hiện nay của giới trẻ. Điều đó đã cho thấy đây là một thị trường đầy tiềm năng, riêng doanh thu từ dịch
vụ quảng cáo năm 2010 đã đạt hơn 8000 tỉ đồng, từ lĩnh vực xuất bản
sách năm 2009 đạt 1500 tỉ đồng…Có thể nói, với ưu thế kết hợp nhuần
nhuyễn giữa yếu tố văn hóa và kinh tế, nhóm ngành này sẽ là một trong
những mũi nhọn kinh tế của nước ta trong tương lai.
Một số phim phóng sự của Hội Đồng Anh thực hiện về công nghiệp sáng tạo:
Phim 1: Công nghiệp sáng tạo ở Việt Nam - Thử thách và tiềm năng
Phim 2: Công nghiệp sáng tạo Anh: động cơ mới cho sự phát triển
Phim 3: Công nghiệp sáng tạo Anh: Những yếu tố định hình
Nguồn:
-Bristish Council
-VEF
-Báo giáo dục VN
0 nhận xét:
Post a Comment