vilamwriter vilamwriter vilamwriter vilamwriter
1 2 3 4

Tuesday, 5 March 2013

Talks: Chia sẻ về quá trình sáng tạo của một số nhà văn nữ


Một số bài diễn thuyết rất hay mình xem ở trên TED và chọn lọc tổng hợp lại.
Elizabeth Gilbert: Your elusive creative genius 
Tác giả cuốn sách Eat, Pray, Love (fav book của mình) đã chia sẻ về cách mà cô duy trì sự nghiệp sáng tác của mình. Bắt đầu từ những câu chuyện về sự liên hệ  giữa tài năng với những điên rồ và đau khổ của những thiên tài sáng tạo, những cái chết trẻ mà phần lớn là do tự tử của họ, cô đã đặt ra một câu hỏi khá funny là làm thế nào để các thiên tài được sống lâu? Từ đó cô gợi ý một cách thức để nuôi sống nàng thơ trong mỗi cá nhân làm công việc sáng tạo: đó là hãy tách biệt con người thực tế và con người sáng tạo trong bạn. Như vậy bạn sẽ sống tốt hơn.
"Và cuộc nghiên cứu đã dẫn tôi đến với Hi Lạp và La Mã cổ đại Này, hãy đi cùng tôi, vì nó sẽ đi một vòng Nhưng, tại Hi Lạp và La Mã cổ đại họ không tin là khả năng sáng tạo xuất phát từ bản thân con người Họ tin là sự sáng tạo là do những linh hồn thiêng liêng đã tìm đến con người từ một nơi bí ẩn nào đó ở rất xa, vì những lý do cũng rất bí ẩn và rất xa xôi. Người Hi Lạp gọi những linh hồn thiêng liêng của sự sáng tạo đó là "deamons". Socrates, tin là ông có 1 daemon người đã truyền đạt sự thông thái cho ông ta từ xa. Người La Mã cũng có ý nghĩ giống như vậy, nhưng họ gọi linh hồn của sự sáng tạo đó là "genius". Điều đó thật tuyệt, vì người La Mã không thực sự nghĩ là "genius" là một cá nhân đặc biệt nào đó. Họ tin "genius" là một thực thể linh thiêng có phép màu, thực chất đã sống trong những bức tường trong studio của những nghệ sĩ, giống như Dobby trong ngôi nhà của người Elf, và họ sẽ bước ra và giúp đỡ những nghề sĩ làm công việc của mình một cách vô hình và tạo hình cho tác phẩm đó
Thật tuyệt vời - đó, chính đó là dạng khoảng cách mà tôi đang nói tới - đó là cấu trúc tâm lý để tự bảo vệ bản thân khỏi kết quả của công việc của mình.  Như vậy là những nghệ sĩ cổ đại đã được bảo vệ khỏi một số vấn đề cố hữu như việc quá yêu bản thân mình, đúng không? Nếu công việc của bạn quá tuyệt vời, bạn không thể dành hết phần công lao, mọi người đều đã biết bạn được một linh hồn linh thiêng nào đó giúp đỡ Và nếu công việc của bạn thất bại, cũng không hoàn toàn do lỗi của bạn, bạn biết đấy! Mọi người đều biết tài năng của bạn bị mẻ. Và đó là cách người ta nghĩ về khả năng sáng tạo ở phương Tây trong suốt khoảng thời gian rất dài.
Và rồi thời Phục hưng đến và mọi thứ thay đổi, chúng ta có một ý niệm rất lớn, và ý niệm đó là hãy đặt cá nhân con người vào trung tâm của vũ trụ trên tất cả chúa trời và những bí ẩn, và không còn vị trí nào cho những sinh vật thần bí thường chuyển lời của những đấng linh thiêng. Và đó sự bắt đầu của chủ nghĩa nhân văn lý trí, và con người bắt đầu tin tưởng rằng khả năng sáng tạo hoàn toàn nằm trong tự bản thân mỗi người Và lần đầu tiên trong lịch sử, bạn nghe mọi người nhận xét về nghệ sĩ này hoặc nghề sĩ kia "là" thiên tài thay vì là "có" một linh hồn sáng tạo "genius" hỗ trợ
Và tôi phải nói với bạn điều này, tôi nghĩ đó là một sai lầm nghiêm trọng. Bạn biết không, tôi nghĩ khi để ai đó, một cá nhân nào đó tin tưởng bản thân mình là, bạn biết đấy, là bản chất, là nguồn gốc của tất cả những bí ẩn rất thần thánh, và rất mơ hồ đó là đã đặt 1 trách nhiệm quá lớn lên tâm lý rất mong manh, rất con người của cá nhân họ. Điều đó giống như đòi hỏi một ai đó phải nuốt chửng cả mặt trời. Điều đó hoàn toàn bóp méo cái tôi của họ, và nó tạo ra tất cả những kỳ vọng không kiểm soát được về thành tích của việc sáng tạo. Và tôi nghĩ áp lực đó đã giết những nghệ sĩ của chúng ta trong suốt 500 năm qua.

Và, nếu điều đó đúng,mà tôi nghĩ là nó đúng, thì câu hỏi sẽ trở thành, bây giờ thì sao? Chúng ta có làm gì khác đi được không? Có thể quay về với những khái niệm cổ xưavề mối quan hệ giữa con người và những sinh vật kỳ bí?"


 
Elif Shafak: The politics of fiction
Bài diễn thuyết của tác giả này đầy ắp những câu chuyện đa dạng và thú vị, mang màu sắc đa văn hóa, giàu tính gợi mở. Cô chia sẻ những trải nghiệm đa văn hóa của mình từ những kỉ niệm  ngày thơ ấu và tin rằng những câu chuyện hư cấu sẽ giúp chúng ta phá vỡ những rào cản văn hóa và những định kiến bủa vây lấy con người, những câu chuyện sẽ kết nối chúng ta.
"Trong số nhiều điều khác tôi đã học được từ bà, có một bài học rất quý giá. Đó là nếu bạn muốn phá hủy thứ gì đó trong cuộc đời này, dù là một cái mụn trứng cá, một điểm khiếm khuyết hay tâm hồn con người tất cả những gì bạn cần làm là vây bọc nó bằng những bức tường dày. Nó sẽ chết khô trong đó. Tất cả chúng ta đều ở trong một vòng tròn xã hội và văn hóa nào đó. Tất cả chúng ta. Chúng ta sinh ra trong một gia đình, một quốc gia, tầng lớp nhất định. Nhưng nếu chúng ta không có kết nối với những thế giới vượt khỏi nơi chúng ta coi là dĩ nhiên ấy, chúng ta sẽ rơi vào nguy cơ bị chết khô trong vòng tròn đó. Trí tưởng tượng sẽ tan biến. trái tim yếu dần đi, và tính người sẽ tàn lụi nếu chúng ta ở quá lâu trong cái kén văn hóa của mình. Bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, gia đình -- nếu tất cả mọi người trong vòng tròn này cũng giống chúng ta, điều đó có nghĩa chúng ta bị bao vây bởi những hình ảnh phản chiếu của chính mình.
Một điều nữa mà những người phụ nữ như bà tôi làm ở Thổ Nhĩ Kỳ đó là phủ vải nhung lên những tấm gương hay treo chúng lên tường và quay mặt gương vào trong. Đó là một truyền thống phương Đông cổ xưa dựa trên quan niệm rằng dành quá nhiều thời gian nhìn chằm chằm vào hình phản chiếu của bản thân là không tốt. Trớ trêu thay, [sống trong] những cộng đồng có những người giống nhau là một trong những hiểm nguy lớn nhất của thế giới toàn cầu hóa ngày nay. Điều đó xảy ra ở mọi nơi, giữa phe tự do và bảo thủ, người vô thần và người theo đạo, người giàu và người nghèo, phương Đông và phương Tây. Chúng ta có xu hướng tụ tập thành nhóm dựa trên sự tương đồng, và rồi tự tạo ra những định kiến về những nhóm người khác. Theo tôi, có một cách để xuyên qua những khu ổ chuột văn hóa đó đó là nghệ thuật kể chuyện. Tuy những câu chuyện không thể phá vỡ những rào cản, nhưng chúng có thể khoét những lỗ hổng trên bức tường tinh thần của chúng ta Qua những cái lỗ đó, chúng ta có được liếc nhìn phía bên kia, và đôi khi còn thích những gì ta nhìn thấy."
 Amy Tan: Where does creativity hide? 
Tác giả kể câu chuyện cuộc đời mình và bà đã tìm thấy sự sáng tạo ở bản thân mình như thế nào. Trong đó có một cột mốc đáng chú ý là khi bà 14 tuổi, bố và anh trai đã qua đời vì ung thư. Và vì bà sinh trưởng trong một gia đình mục sư, nơi mà người ta tin vào tâm linh và thần thánh, và rằng không có gì gọi là ngẫu nhiên (randomness), mọi thứ luôn xảy ra bởi một lý do nào đó. Khi ấy, bà bị ám ảnh bởi những câu hỏi về cái chết và sự tồn tại, bà đặt những câu hỏi về ý nghĩa cuộc đời, vì sao điều đó xảy ra, và xảy ra như thế nào, nó có tác động gì...(vả chăng đó cũng là điều mà một tiểu thuyết gia luôn băn khoăn khi viết ra những cầu chuyện của mình). Đó là lúc bà đã tìm thấy khả năng sáng tạo của bản thân - khi mà con người ta đặt ra những câu hỏi triết học cho chính cuộc đời mình. 

 

0 nhận xét:

Post a Comment