vilamwriter vilamwriter vilamwriter vilamwriter
1 2 3 4

Sunday, 14 April 2013

Ngâm cứu "The human mind"

The Human mind là một series phim khoa học của BBC với 3 phần, khá hay. 
Phần 1: How we learn
Phần này giải thích cách mà bộ não chúng ta vận hành khi học một điều gì đó mới hay cách chúng ta tạo ra một original thoughts (hay được gọi là ideas).
Giáo sư Robert Winston giải thích về cách mà não chúng ta học: các neuron thần kinh trong não bộ của chúng ta được liên kết với nhau thành một hệ thống, và ở giữa mỗi dây thần kinh đó có một khoảng cách (gap). Khi chúng ta học một điều gì đó mới, các xung điện thần kinh sẽ được vận hành trên toàn bộ hệ thống neuron và chúng phải vượt qua những gaps này để tiếp tục cuộc hành trình liên tục trong quá trình học. 
Tác dụng của Omega 3
Một phát hiện thú vị qua một khảo sát ở một trường học ở Anh là Omega 3 có khả năng giúp cho việc vượt gap này dễ dàng hơn, như kiểu là nó có thể xây một chiếc cầu để hỗ trợ cho những xung điện thần kinh có thể vượt qua gap và hoat động liên tục hơn. (Từ này phải chăm chỉ uống Omega 3 thôi hihi)
Học bằng Visualization
Hai câu chuyện thú vị khác từ một vân động viên thể dục dụng cụ, và một người chiến thắng giải thưởng trong cuộc thi Trí nhớ ở Anh đã hé lộ những bí mật về cơ chế hoạt động của não bộ để ghi nhớ kiến thức và kĩ năng.
Đầu tiên là mối quan hệ giữa vân động của cơ thể và khả năng tưởng tượng của trí óc. Khi bạn phải thực hiện một động tác gì đó khó khăn, bạn hoàn toàn có thể tưởng tượng ra vận động đó trong não của mình và liên kết nó với vận động vật lý của cơ thể, giống như nữ vận động viên trong câu chuyện này đã làm.
Tiếp theo là việc ghi nhớ những sự kiện không liên quan: Cách mà bộ não nhắc lại các sự kiện giống như trò chơi domino, chính vì vậy chúng ta cần có những kĩ thuật (technique) để tạo được mối dây liên hệ giữa các sự kiện đó, sắp xếp chúng vào một hệ thống domino, để khi cần thi chỉ việc đẩy một quân cờ là có thể đổ được toàn bộ. Vậy tạo sự kết nối và liên hệ thế nào giữa những sự kiện dường như ko liên quan đến nhau? Đó là việc tạo cho chúng một câu chuyện ( story), một bức tranh tổng quát, tổng thể trong đó mọi thứ đều được mã hóa một cách dễ nhớ và có liên hệ với nhau. Đây cũng là một cách học bằng visualization, cái này có liên quan nhiều tới metaphor đây. Theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì cách học này khá hiệu quả. Ngày trong công việc, khi brainstorming ý tưởng mình cũng thường xuyên sử dụng mind map, kết hợp ngôn ngữ và biểu tượng để liên kết các dữ kiện, từ đó đưa ra phương án relevant nhất.
Thư giãn và ah-ha moments
Cái này thì mình đã biết từ lâu: đó là việc những ý tưởng thường đến từ những giây phút nghỉ ngơi thư giãn. Bản thân mình cũng thường nghĩ ra những ý tưởng hay ho khi đang mơ màng ngủ ( chưa ngủ sâu mà chỉ ở trạng thái mơ mơ thực thực, có lẽ đó là lúc đang bơi trong tiềm thức) hoặc những lúc đang relax sảng khoái ở đâu đó...

0 nhận xét:

Post a Comment