vilamwriter vilamwriter vilamwriter vilamwriter
1 2 3 4

Monday 7 September 2015

Đồng nát ơi!

[Bài viết thực hiện cho chương trình truyền  thông xã hội Việc nhỏ mỗi ngày năm 2011]
Old vietnamese woman carrying jute bags on her yoke by a rainy day in Hoi An, Vietnam, Asia
Old vietnamese woman carrying jute bags on her yoke by a rainy day in Hoi An, Vietnam, Asia
Ở khu phố tôi sống, thỉnh thoảng tôi lại nghe tiếng rao của các bà đồng nát. Chắc hẳn đấy cũng là chuyện bình thường, cho nên tôi cũng không thường chú ý đến họ lắm. Với tôi, họ cũng nhu những người bình thường nào đó ngoài kia, lao động để mưu sinh, kiếm sống. Nhưng có một lần, tôi bắt gặp chuyện này khiến tôi bắt đầu để ý tới họ.
Một buổi trưa trời rất nắng, một bà đồng nát đứng nghỉ chân cạnh cửa một ngôi nhà trong khu phố tôi ở. Người chủ nhà đi từ trong ra và xua đuổi bà bán đồng nát với một thái độ khinh khỉnh. Ánh mắt trịnh thượng của người chủ nhà nọ làm dấy lên một suy nghĩ trong đầu tôi: “Liệu bà bán đồng nát có đáng phải nhận ánh mắt đó?”
Thực ra lâu nay người ta không nhận ra vai trò quan trọng của những người bán đồng nát đối với môi trường sống của chúng ta hiện nay. Ở nhiều nước trên thế giới, rác trong hộ gia đình được tự giác chia ra thành nhiều loại khác nhau: rác bình thường và rác có thể tái chế như giấy, sản phẩm từ nhựa, lon bia, nước ngọt. Họ thường phải  tự mang những sản phẩm tái chế này tới các cửa hàng mua bán đồ phế liệu. Còn ở Việt Nam, chính người bán đồng nát là những người giúp thu gom và phân loại rác thải phế liệu từ các hộ gia đình. Điều đó đã giúp xã hội bớt đi sự lãng phí tài nguyên rác tái chế, bởi phần lớn các hộ gia đinh tại Việt Nam hiện nay đều không thực hiện phân loại rác tại nhà và cũng không có thói quen mang các đồ phế thải đi bán lại. Vì thế, những người bán đồng nát đang làm những công việc hết sức đẹp đẽ, họ đã góp phần làm cho môi trường tốt đẹp hơn, dù rằng chính họ cũng không nhận thức được điều đó. Công việc của họ dù không đến mức phải tôn vinh nhưng cũng cần được trân trọng như bất cứ công việc nào khác.
Từ giờ bạn nhớ để dành riêng những chai dầu gội đầu, sữa tắm đã dùng hết, bịch ni lông, giấy báo không dùng tới, lon nước ngọt… cho  những bà, những chị bán đồng nát. Hoặc hãy cho luôn họ cũng được. Và nhớ mỉm cười chào họ nhé.
 “Việc nhỏ mỗi ngày”– một chương trình truyền hình xã hội mới nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng được Habeco tài trợ, do Vnunique phát triển – lên sóng VTV3 vào năm 2011-2012. Tôi tham gia dự án với tư cách là biên tập viên của Vnunique.
Ý tưởng chủ đạo của chương trình này là cho khán giả được trải nghiệm cuộc sống của nhiều cá nhân trong  xã hội thông qua những việc nhỏ, rất nhỏ mà mỗi chúng ta ai cũng làm hàng ngày. Qua đó, khán giả sẽ nhận thức được rằng “mỗi ngày, mỗi việc nhỏ” nếu chúng ta làm khác đi thì môi trường sống và xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Nhờ đó, chương trình sẽ khơi gợi ở mỗi cá nhân một ý thức và thái độ sống tích cực và có trách nhiệm hơn đối với cộng đồng và xã hội.

0 nhận xét:

Post a Comment